THÍ SINH HOA HẬU QUÝ BÀ VIỆT NAM TOÀN CẦU 2023 VÀ HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XANH

Tiêu chí của cuộc thi “Hoa Hậu Quý Bà Việt Nam Toàn Cầu 2023” năm nay chính là phải hội tụ cả sắc đẹp: Tâm – Tài – Đức. Chính vì vậy, các người đẹp tại cuộc thi sở hữu vẻ đẹp mặn mà của sự trải nghiệm, duyên dáng và bản lĩnh của những người phụ nữ trên thương trường. Đặc biệt đó là sức hút từ tinh thần tích cực, tràn đầy năng lượng giúp các ứng viên cho chiếc vương miện cao quý luôn trẻ trung và tỏa sáng mỗi khi xuất hiện.

Ngày nay, phụ nữ không những đảm việc nhà mà nhiều người còn giỏi cả việc kinh doanh, khéo léo chèo lái đưa doanh nghiệp của mình cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. Ấn tượng hơn cả, còn có những nữ doanh nhân lấy việc giúp đỡ, cải thiện đời sống người lao động nghèo để làm mục tiêu hoạt động – Cao Thị Tâm, Giám đốc doanh nghiệp Hợp tác xã Sơn La là một người như vậy.

Nhận thấy Bản Bướt thuộc xã Tân Xuân sở hữu nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng có giá trị kinh tế và hiệu quả cao nhưng chưa được nhiều người biết đến như măng tre rừng, vào tháng 3 năm 2019, được sự ủng hộ của chính quyền địa phương chị Cao Thị Tâm – Giám đốc doanh nghiệp HTX Nông nghiệp Trung Tâm Tân Xuân 269 (tỉnh Sơn La) đã quyết định tìm hiểu thu mua lại măng của bà con rồi chế biến sản xuất thành phẩm măng khô, mở ra cơ hội xóa đói giảm nghèo cho bà con dân bản vùng bản nghèo.

Chị Tâm cho biết: Lúc đầu, măng được sản xuất, chế biến theo quy trình thủ công rất khó khăn, năng suất thấp. Sau đó, tham gia vào Dự án Thúc đẩy Bình đẳng giới thông qua hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (GREAT) do chính phủ Úc tài trợ tại tỉnh Sơn La, HTX đã được đầu tư thêm xưởng sản xuất và lò sấy hiện đại. Nhờ vậy, trong năm 2021, HTX đạt doanh thu khoảng 3 tỷ, trong đó lợi nhuận chiếm 30% – 35%, cao gấp 3 lần so với lúc chưa được trang bị lò sấy.

Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai, nguồn vốn, sức lao động, cùng với sự đam mê và ý trí làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, Cao Thị Tâm đã “gieo hương” lên mảnh đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bằng mô hình kinh tế sản xuất măng rừng cho thu nhập cao. Theo chị Tâm, HTX Nông nghiệp Trung Tâm Tân Xuân 269 luôn chú trọng làm tốt từng khâu trong chuỗi sản xuất, từ chọn nguyên liệu, quy trình sản xuất đến phân loại, đóng gói. Để đem đến sản phẩm có chất lương cho khách hàng, sản phẩm măng khô của HTX sau khi sơ chế chỉ đem phơi dưới cái nắng gió Lào, ngày không có nắng thì đưa vào lò sấy, quy trình hoàn toàn không chứa chất bảo quản hay phụ gia, hương liệu nên măng có màu sắc vàng ươm, có hương vị thơm ngon rất đặc trưng của măng khô Tây Bắc.

Biết đến câu chuyện của HTX Tân Xuân 269 qua dự án Hỗ trợ phụ nữ Sơn La khởi nghiệp, đoàn công tác gồm chuyên gia của tổ chức WISE (Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh), PV Thời báo Kinh doanh, doanh nghiệp đã lên khảo sát và tư vấn cho HTX về hồ sơ pháp lý, chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm hiệu quả và tư vấn xây dựng nhà xưởng, đầu tư thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất. Nhờ sự hướng dẫn của chuyên gia, các thành viên đã học cách bảo quản măng bằng chế phẩm vi sinh an toàn cho sức khỏe, đồng thời xử lý nguồn nước thải, bảo vệ môi trường. Măng nứa sấy khô là một trong những loại thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn là ngon nhất và là sản phẩm độc đáo của vùng đất Sơn La. Sản phẩm cũng được chứng nhận OCOP 4 sao. Cùng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, chị Tâm cũng dành tâm huyết lựa chọn mẫu mã đóng gói. Các sản phẩm của HTX Nông nghiệp Trung Tâm Tân Xuân 269 được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Từ khi có thương hiệu thì việc quản lý và tiêu thụ các chế phẩm đặc sản vùng cao từ hợp tác xã mang lại năng suất và hiệu quả cao, đồng thời tạo sự tin tưởng, yên tâm cho người tiêu dùng.

Ngoài việc thu mua măng tươi được người dân thu hái ở rừng tự nhiên sản xuất sản phẩm chủ đạo măng khô, HTX của chị Cao Thị Tâm còn vận động bà con trồng thêm những loại cây nông nghiệp khác, như nếp nương, cây ăn quả, gừng, sắn… theo tiêu chuẩn VietGAP để chế biến thành những sản phẩm như mì sợi, chuối sấy dẻo… Từ đó, đa dạng thêm sản phẩm và thu nhập cho các thành viên, đặc biệt là chị em dân tộc thiểu số tham gia vào HTX. Chị Cao Thị Tâm chia sẻ trong thời gian tiếp theo, chị Tâm sẽ chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại, giới thiệu các sản phẩm của HTX Tân Xuân 269 tại các hội chợ, diễn đàn trong nước hy vọng các đặc sản vùng núi Sơn La có thể vươn ra thị trường lớn, tạo việc làm ổn định cho người dân vùng cao, đóng góp một phần nhỏ bé thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến nay, sau hơn 3 năm thành lập, HTX Tân Xuân đã có 70 thành viên tham gia; mở rộng được vùng nguyên liệu với hơn 1.000 ha măng tre, nứa.

Hành trình hơn 3 năm tạo kế sinh nhai cho bản nghèo với lắm chông gai nhưng chị Tâm vui mừng chia sẻ, giờ đây, bà con đã có nguồn thu nhập khá từ sản xuất nông sản ngay tại địa phương. HTX tự hào góp được một phần nhỏ tạo dựng giá trị thương hiệu nông sản địa phương, đồng thời nâng cao đời sống cho bà con dân bản. Hành Trình của chị khiến chúng ta hiểu rõ một điều: “Để có cái tốt đẹp trong tương lai thì ngày hôm nay chúng ta phải cố gắng và nỗ lực hết mình và không bỏ cuộc thì giấc mơ sẽ thành hiện thực”.

Theo thông báo chính thức từ BTC, dự kiến đêm bán kết và chung kết của cuộc thi Hoa Hậu Quý Bà Việt Nam Toàn Cầu 2023 sẽ diễn ra từ ngày 02/6 đến ngày 07/06/2023 tại Cố đô Huế. Cuộc thi được đầu tư hoành tráng, chỉnh chu về nội dung với dàn ngôi sao nghệ sĩ khách mời nổi tiếng. Hứa hẹn sẽ đem đến một bữa tiệc của nhan sắc thực sự ấn tượng, thành công, ý nghĩa và vô cùng mãn nhãn.

Nhóm TT